Các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn được coi là những buổi tập huấn nhỏ nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và đặc biệt là nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

ĐỔI  MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018

          Năm học 2023-2024 là năm học đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo; các nhà trường tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; một trong những giải pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn được coi là những buổi tập huấn nhỏ nhằm bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và đặc biệt là nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

          Thực tế cho thấy, không phải các trường thiếu hoạt động này mà hơn thế nữa những hoạt động dự giờ, thăm lớp đánh giá luôn diễn ra đều đặn và nghiêm túc. Tuy nhiên, trước đây, việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn (của trường nói riêng và ở tất cả các trường Tiểu học nói chung) chủ yếu tập trung vào giáo viên. Cụ thể, tổ, nhóm chuyên môn thống nhất về bài dạy, phân công giáo viên đảm nhiệm, giáo viên đó tự soạn bài và lên lớp, các giáo viên khác cùng ngồi dự. Theo hình thức này, sự quan tâm tới học sinh của người dạy bị hạn chế bởi các giáo viên cùng dự chủ yếu tập trung vào việc quan sát, đánh giá cách dạy của giáo viên. Không những thế, có nhiều khi còn nặng về đánh giá nhận xét về ưu điểm cũng như khuyết điểm, cũng có không ít trường hợp ngại ngần khi phê phán, góp ý về cách dạy. Do đó hầu hết các buổi sinh hoạt chuyên môn trước đây sa vào hình thức hành chính là chủ yếu. Tổ trưởng là người điều hành các tổ viên hoàn thành các thao tác lặp lại như: đánh giá nhận xét quá trình hoạt động trong tuần, triển khai một số công việc mới trong thời gian tới. Nếu chuẩn bị có thao giảng, chuyên đề thì tất cả cùng tập trung bàn bạc, góp ý xoay quanh tiết dạy đó.

          - Dự giờ chỉ chú ý cách dạy của thầy và khi đánh giá chỉ góp ý, rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy (chú ý quá nhiều vào bài dạy).
          - GV giảng dạy chuyên đề, thao giảng thường đi theo một khung chương trình sẵn có, phản ánh trung thành kiến thức trong SGK chứ rất ít quan tâm đến tầm đón nhận của học sinh.

          - Giờ dạy minh họa thường mang tính chất phô diễn vì GV sợ bị đánh giá thiếu năng lực; giờ dạy mang tính nhồi nhét, học sinh “khó tiêu”; ít quan tâm tới tới mọi đối tượng học sinh (đặc biệt là học sinh tiếp thu chậm) vì sợ các em làm ảnh hưởng đến tiến độ tiết dạy của GV (cháy giáo án)

          - Trong qua trình đánh giá, người dự giờ do chỉ chăm chăm vào GV nên mọi ý kiến mổ xẻ đều hướng về người dạy mà bỏ quên người học. Chính vì thế kết quả học tập của HS ít được cải thiện, nhất là các đối tượng học sinh tiếp thu chậm luôn bị “bỏ rơi”. HS tiếp nhanh xa cách HS tiếp thu chậm, còn HS tiếp thu chậm lại tự ti sợ học, chán nản, …

          Khi đón nhận chủ trương đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của Bộ GD-ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, Trường TH&THCS xã An Bình thường xuyên đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, coi đây là một bước thay đổi cơ bản để nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học.

  1. TÌM HIỂU ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC.

          - Là hoạt động sinh hoạt chuyên môn mà ở đó GV tập trung nghiên cứu, phân tích các vấn đề lien quan đến người học (học sinh)

          - Là hoạt động chuyên môn GV tập trung giải quyết các câu hỏi: “Học sinh học bài này gặp khó khăn gì? Kết quả HS đạt được qua bài học có cải thiện không? Học sinh có tích cực, tự giác học tập (cá nhân, tương tác nhóm) xây dựng bài học không? Nội dung bài học có phù hợp không? Cách sắp xếp, tổ chức dạy học đãphù hợp với sự phát triển năng lực của học sinh chưa? Cần đề xuất điều chỉnh như thế nào?”

  1. QUAN NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC.
  2. Quan niệm

          * Thế nào là sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (NCBH)?
          - Là hình thức sinh hoạt chuyên môn không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn từ đó có biện pháp cải tiến phương pháp dạy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

          - Là hoạt động chuyên môn mà ở đó tạo cơ hội tốt cho HS tham gia xây dựng

nội dung bài học; HS thực sự là chủ thể của hoạt động dạy học.

  1. Mục đích

          - Làm thay đổi hình thức sinh hoạt chuyên môn.

          - GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, khả năng sáng tạo.

          - Học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, GV quan tâm đến năng lực của từng học sinh.

          - Nâng cao chất lượng dạy - học và văn hóa ứng xử trong nhà trường.
          III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRUYỀN THỐNG VỚI SHCM THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC.

Sinh hoạt CM truyền thống

Sinh hoạt CM theo NCBH

1. Mục đích
- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
- Người dự tập trung quan sát các hoạt động của GV để rút kinh nghiệm.
- Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả GV trong từng khối thực hiện.

1. Mục đích
- Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định.
- Người dự giờ tập trung phân tích các hoạt động của HS để rút kinh nghiệm.
-Tự rút ra những kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn dạy trên lớp.

2. Thiết kế bài dạy minh hoạ
- Bài dạy minh hoạ được phân công cho một GV thiết kế; được chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu quy định.
- Nội dung bài học được thiết kế theo sát nội dung SGV, SGK, không linh hoạt xem có phù hợp với từng đối tượng HS.
- Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học.

2. Thiết kế bài dạy minh hoạ
- Bài dạy minh hoạ được các GV trong tổ thiết kế.không nhất thiết theo mẫu qui định.
- Nội dung bài học được thiết kế linh hoạt phù hợp với từng đối tượng HS.
- Không nhất thiết theo khuôn mẫu quy định.
- Phát huy sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học

3. GV dạy minh hoạ
* Một người dạy minh hoạ đã chỉ định từ trước.
* Vị trí người dự giờ
- Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát người dạy như thế nào, ít chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của HS.

3.GV dạy minh hoạ
Một người được chọn trong nhóm hoặc tổ hoặc tự gv đăng kí
* Vị trí người dự giờ
- Ngồi hoặc đứng ở vị trí thích hợp quan sát và chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của học sinh.

4.Thảo luận giờ dạy minh họa
- Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm mục đích đánh giá, xếp loại GV.
 

- Không khí các buổi SHCM nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các GV thiếu thân thiện.

 

- Có xếp loại tiết dạy.

4. Thảo luận giờ dạy minh họa
- Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua tiết dạy minh họa.
- Không khí sinh hoạt thân thiện cởi mở theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, tập trung vào phân tích các hoạt động của HS và tìm ra các nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
- Không xếp loại tiết dạy.

         

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
  2. Tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông 2018

          - Vào đầu năm học, tổ trưởng chuyên môn giao nhiệm vụ cho giáo viên nghiên cứu Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thể, Chương trình các môn học và hoạt động giáo dục ở tiểu học), đề xuất nội dung cần thảo luận trong năm học, trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt thực hiện.

          - Thành viên trong tổ chuyên môn tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung theo kế hoạch; chia sẻ, trao đổi, thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.

         Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục

          Căn cứ vào chương trình môn học/hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường, sách giáo khoa và tài liệu dạy học có liên quan, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình môn học/hoạt động giáo dục theo tuần, học kỳ trong năm học. Tổ trưởng chuyên môn trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt thực hiện.

  1. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

          * Bước 1. Xây dựng bài học minh họa

          - Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn. Việc lựa chọn giáo viên dạy học minh họa cần đảm bảo các giáo viên trong tổ chuyên môn đều lần lượt tham gia. Khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng ký dạy học minh họa.

          - Giáo viên dạy học minh họa nghiên cứu chương trình môn học, kế hoạch dạy học môn học, sách giáo khoa và tài liệu dạy học liên quan, phối hợp với các giáo viên khác trong tổ chuyên môn để xây dựng bài học minh họa. Việc xây dựng bài học minh họa cần đảm bảo xác định rõ yêu cầu cần đạt của bài học. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học, giáo viên có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,... cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Lưu ý, không tổ chức dạy trước bài học minh họa.

Các thành viên trong tổ 4,5 tiến hành thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa

            * Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ

          Trên cơ sở bài học minh họa đã được xây dựng, giáo viên thực hiện dạy học để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn học của giáo viên theo các yêu cầu sau:

          - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

          - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

          - Trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.

          - Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

          Trong quá trình tổ chức dạy học và dự giờ, khuyến khích giáo viên dự giờ quan sát, ghi chép kết hợp với ghi hình hoạt động học của học sinh để sử dụng khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.

Hình ảnh một tiết dạy chuyên đề cấp huyện thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của tổ 4,5

trường TH&THCS xã An Bình

          * Bước 3. Phân tích bài học

          Toàn trường hoặc tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung:

          + Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và mức độ “sẵn sàng” thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp; sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; sự tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả, sản phẩm học tập; sự chính xác, phù hợp của kết quả, sản phẩm học tập; thái độ và cảm xúc của học sinh trong từng hoạt động.

          + Tổ chức hoạt động học cho học sinh: cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết quả hoạt động, quá trình học tập của học sinh.

          + Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: kế hoạch bài học (yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, các hoạt động học,...); sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; tâm lý, sinh lý học sinh; không khí lớp học,...

Hình ảnh thảo luận, trao đổi, chia sẻ sau khi dự giờ

          * Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày

          Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các giáo viên chủ động, sáng tạo áp dụng vào các bài học hàng ngày.

            Qua việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, chúng ta có thể nhận ra tính ưu điểm của nghiên cứu bài học so với các hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ khác. Nghiên cứu bài học xuất phát từ thực tiễn cần giải quyết những khó khăn thực tiễn trong lớp học của giáo viên. Thông qua NCBH giáo viên được hợp tác cùng nhau, làm việc cùng nhau để xây dựng một kế hoạch bài học hoàn chỉnh. Phát huy được năng lực chuyên môn của tập thể, giúp giáo viên rèn luyện, củng cố, phát triển kĩ năng quan sát; hiểu học sinh hơn. Đồng thời, giúp giáo viên tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật dự giờ theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của học sinh làm trung tâm khi tham gia sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.

 

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE :

EMAI : c12.lat.anb@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 43
Hôm qua : 84
Tất cả : 31951