Đặc điểm riêng của chương trình GDĐP cấp THCS là được biên soạn thành bộ tài liệu của một tỉnh/thành, có vị trí như sách giáo khoa, với nội dung thuộc nhiều lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp.
CÔNG TÁC TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG CẤP THCS
Giáo dục địa phương là một trong những điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 và được triển khai từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 7; năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và năm học 2024-2025 tới đây tiếp tục triển khai đối với lớp 9. Đây là môn học mang tính mở, giúp học sinh có ý thức tìm hiểu về nơi mình sinh sống, thêm yêu quê hương, đất nước, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đặc điểm riêng của chương trình GDĐP cấp THCS là được biên soạn thành bộ tài liệu của một tỉnh/thành, có vị trí như sách giáo khoa, với nội dung thuộc nhiều lĩnh vực: Văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp.
Trong quá trình thực hiện chương trình GDĐP các năm học vừa qua, Trường TH&THCS xã An Bình đã áp dụng nhiều giải pháp giúp học sinh hứng thú với môn học như tham gia hoạt động trải nghiệm để được tìm hiểu địa phương qua thực tế, xây dựng mô hình lớp học đảo ngược, dạy học dự án…
Dựa trên những tài liệu hướng dẫn đã biên soạn của Sở GD&ĐT Hoà Bình đối với chương trình lớp 6, 7 và 8, trong năm học 2023 - 2024, nhà trường đã chủ động thiết kế kế hoạch giáo dục bộ môn; tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh. Đối với nội dung của chương trình GDĐP, việc áp dụng phương pháp dạy học dự án thực sự rất hiệu quả vì học sinh được chủ động tiếp cận kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhà trường xem đây như một giải pháp tối ưu trong dạy học Nội dung GDĐP.
Nội dung GDĐP hướng tới trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng các em tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương… Chính vì vậy, đầu ra của Nội dung GDĐP không chỉ là những bài kiểm tra đánh giá tự luận, trắc nghiệm mà có thể là một sản phẩm được học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên, miễn sao thể hiện được ý thức tìm hiểu, tình cảm của học sinh đối với quê hương.
Khi sản phẩm của học sinh là một bài cảm nghĩ, hay một bức tranh, một video về vấn đề địa phương… thì Nội dung GDĐP thực sự hiệu quả trong hình thành năng lực, phẩm chất học sinh. Đó chính là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm theo quy định trong Chương trình GDPT 2018.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã đưa nội dung Giáo dục địa phương (GDĐP) vào giảng dạy. Trong đó, đã xây dựng kế hoạch cụ thể, bố trí giáo viên giảng dạy, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn để tiếp cận chương trình. Đối với khối 9 chưa áp dụng chương trình GDĐP, nhà trường sẽ khuyến khích giáo viên tiếp tục tích hợp, lồng ghép vào giảng dạy cùng môn ngữ văn, địa lý, lịch sử...
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT, nội dung GDĐP là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội, môi trường, hướng nghiệp... của địa phương, bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương. Theo đó, ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục địa phương được tích hợp với hoạt động trải nghiệm. Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, nội dung GDĐP có vị trí tương đương với các môn học khác với thời lượng 35 tiết/năm.
Nhà trường cử giáo viên tập huấn do PGD&ĐT, SGD&ĐTvới các nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra đánh giá... Nhà trường tổ chức dạy theo chủ đề, lĩnh vực; tăng cường tính thực hành, trải nghiệm thông qua các hoạt động tập thể, tham quan thực tế, dự án học tập, hoạt động phục vụ cộng đồng, để bồi đắp cho học sinh tình yêu và ý thức tìm hiểu về quê hương Hoà Bình.
Các tổ chuyên môn đã bám sát nội dung GDĐP của tỉnh và bổ sung các nội dung nhấn mạnh về lịch sử truyền thống của huyện, nhất là những sự kiện gắn với các địa danh, di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn. Cùng với việc giảng dạy lịch sử địa phương, các nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ gắn với nội dung học tập trên lớp, nhất là những hoạt động thực tế, mang tính trải nghiệm, khuyến khích học sinh tự giác tìm hiểu về vấn đề đã học trên sách vở. Nhà trường nhận đăng ký chăm sóc 2 di tích lịch sử địa phương (Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và Đền Nhà bà).
Sau thời gian thực hiện giảng dạy, chúng tôi cho rằng, để triển khai hiệu quả nên tiếp cận chương trình GDĐP như một môn học chính. Giáo viên giảng dạy cần đầu tư nghiêm túc đối với nội dung tiết dạy; tìm và thực hiện các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, chủ đề, nhóm chủ đề cũng như phải phù hợp với học sinh.
MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:
HOTLINE :
EMAI : c12.lat.anb@hoabinh.edu.vn
Hôm nay : | 0 |
Hôm qua : | 93 |
Tất cả : | 7590 |