Hướng dẫn về cách ứng xử văn hóa, các nguy cơ, rủi ro trên không gian mạng; các kĩ năng tự bảo vệ mình, tìm kiếm địa chỉ cung cấp sự hỗ trợ, biết cách nhận diện thông tin xấu, độc, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng.

 

HƯỚNG DẪN AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Mục đích, yêu cầu

* Mục đích

Nhằm nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử trên không gian mạng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Trang bị các kĩ năng cần thiết khi tham gia môi trường mạng, hình thành ý thức, tạo thói quen tích cực khi sử dụng trên không gian mạng.

Hướng dẫn về cách ứng xử văn hóa, các nguy cơ, rủi ro trên không gian mạng; các kĩ năng tự bảo vệ mình, tìm kiếm địa chỉ cung cấp sự hỗ trợ, biết cách nhận diện thông tin xấu, độc, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em trên không gian mạng.

          * Yêu cầu  

Đa dạng hóa hình thức, chú trọng tuyên tuyền và hướng dẫn thực hiện. Các giải pháp được triển khai phải thiết thực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động cung cấp, quản lý, sử dụng thông tin trên mạng, tập trung vào các nhóm đối tượng thường xuyên tham gia và có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Việc trau dồi các thói quen tích cực trên không gian mạng phải được duy trì thường xuyên, phù hợp với các đối tượng và điều kiện của nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh khi tham gia trên không gian mạng.

  1. Một số nguy cơ trên mạng

        Mạng là môi trường giao tiếp nhanh chóng, thuận tiện nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây mất an toàn thông tin.

      Một số nguy cơ mất an toàn trên mạng:

+ Tin giả và tin phản văn hóa như tình tiết man rợ của một vụ án, …

+ Lừa đảo trên mạng.

Ví dụ: Kẻ xấu lấy ảnh, tin tức trên trang facebook của một người để lập một trang giống hệt rồi kết bạn với bạn của nạn nhân giả mạo vay tiền.

+ Lộ thông tin cá nhân.

Ví dụ: Khi lộ tài khoản ngân hàng tài khoản ngân hàng có thể mất tiền khoản.

+ Bắt nạt trên không gian mạng.

Ví dụ: Mức thấp là xỉ vả, lăng nhục. Mức cao là đe dọa thông tin cá nhân, đưa tin bịa đặt, vu khống, thậm chí tống tiền hoặc ép buộc làm điều xấu.

+ Nghiện mạng.

Ví dụ: Dành quá nhiều thời gian chơi game đến mức gây nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

           - Một số biện pháp phòng bảo vệ người dùng mạng:

+ Chỉ truy cập các trang web tin cậy, cảnh giác với các thông tin giả.

+ Hãy giữ bí mật thông tin cá nhân.

+ Chỉ nên kết bạn với những người quen biết trong mạng xã hội. Khi bị bắt nạt, hãy chia sẻ với người thân hoặc thầy cô.

+ Không nên sử dụng Internet quá nhiều.

        3. Phần mềm độc hại

        Phần mềm độc hại là phần mềm viết ra với ý đồ xấu, gây ra các tác động không mong muốn.

      Theo cơ chế lây nhiễm có hại loại phần mềm độc hại là virus và worm.

        Còn một loại phần mềm độc hại khác là Trojan chỉ nhằm chiếm đoạt thông tin hay chiếm quyền sử dụng máy tính.

        Tìm hiểu về virus, Trojan, worm và cơ chế hoạt động

*  Virus:

        Không là phần mềm hoàn chỉnh, mà chỉ là các đoạn mã độc, phải gắn với một phần mềm mới phát tác và lây lan được.

        Khi chạy một phần mềm đã nhiễm virus, các đoạn mã độc sẽ đưa vào bộ nhớ, chờ khi thi hành một phần mềm khác sẽ chèn vào để hoàn thành một chu kì lây lan.

*  Worm, sâu máy tính:

        Là một phần mềm hoàn chỉnh

        Lợi dụng lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành hoặc dẫn dụ, lừa người dùng chạy để cài đặt máy tính nạn nhân

*  Trojan:

Là phần mềm nội gián. Tùy hành vi, Trojan có thể mang những tên khác nhau sau:

  Spyware: phần mềm gián điệp có mục đích ăn trộm thông tin để chuyển ra ngoài.

        Keylogger: spyware ngầm ghi hoạt động của bàn phím và chuột để tìm hiểu người sử dụng máy làm gì.

           Backdoor: tạo một tài khoản bí mật, truy cập ngầm vào máy tính

        Rootkit: chiếm quyền cao nhất của máy, có thể thực hiện mọi hoạt động kể cả xóa các dấu vết. Rootkit cũng có tài khoản truy cập ngầm

      Tác hại của phần mềm độc hại

        Virus hay worm lây lan và gây ra các tác động không mong muốn, Trojan thực hiện các hoạt động nội gián.

        Có thể làm hỏng các phần mềm khác trong máy, xóa dữ liệu hay làm tê liệt hệ thống máy tính.

    Phòng chống phần mềm độc hại

        Thận trọng khi chép các tệp chương trình hay dữ liệu vào máy từ ổ cứng rời, thẻ nhớ hoặc tải về từ mạng.

        Không mở liên kết trong email hay tin nhắn mà không biết rõ có an toàn hay không.

        Không để lộ mật khẩu các tài khoản của mình để tránh bị kẻ xấu chiếm quyền, mạo danh.

      Sử dụng các phần mềm phòng chống các phần mềm độc hại.

Thực hành: Dùng phần mềm phòng chống virus Windows Defender Nhiệm vụ: Thiết lập các lựa chọn và quét virus với Windows Defender Hướng dẫn

Bước 1: Từ nút Start và chọn Setting (có thể dùng cách nhanh hơn là gõ chữ “Defender” vào hộp tìm kiếm nằm ở thanh trạng thái), màn hình xuất hiện tượng tự như sau:

Bước 2: Thực hiện các thao tác như hướng dẫn ở Hình 1 sẽ xuất hiện cửa sổ như Hình 2

Current Threats: Thống kê những nguy cơ tìm thấy trong thời gian gần nhất khi các tệp được quét, kiểm tra.

Quick scan: Nếu nhập vào nút này phần mềm sẽ quét tất cả các tệp chương trình ở các thư mục mà virus thường lây nhiễm.

Bước 3: Quét virus, ta có thể nháy vào nút Quick Scan hoặc vào lựa chọn Scan Options để lựa kiểu quét và quét.

Trong Scan Options, ta có thể lựa chọn các kiểu quét:

  • Quét
  • Quét hết.
  • Quét theo yêu cầu.
  • Quét ngoại tuyến.

Sau khi chọn một lựa chọn, nháy nút Scan now và đợi kết quả.

Nếu muốn quét thư mục thì nháy nút phải chuột xuất hiện bảng tắt, chọn lệnh Scan with Microsoft Defender.

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE :

EMAI : c12.lat.anb@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 27
Hôm qua : 66
Tất cả : 7008